Nên chọn ban thờ treo hay ban thờ đứng cho chung cư.
Nhiều bạn gọi điện nhờ KTS Vietnamarch tư vấn nên chọn ban thờ đứng hay ban thờ treo cho căn hộ chung cư nhà mình. Qua bài viết này, Vietnamarch xin tư vấn chi tiết như sau để các bạn có kiến thức, cái nhìn tổng thể để lựa chọn loại ban thờ phù hợp cho căn hộ của mình.
Để lựa chọn ban thờ đứng hay ban thờ treo ta sẽ phân biệt ban thờ đứng và ban thờ treo, đặc điểm của từng loại ban thờ, ưu nhược điểm khi sử dụng để đưa ra quyết định hợp lý nhất.
 

1. Phân biệt ban thờ đứng và ban thờ treo.

1.1. Ban thờ đứng.

Mẫu bàn thờ đứng cho chung cư

Ban thờ đứng hay tủ thờ, sập thờ, án gian hiểu là loại ban thờ đặt trực tiếp nên nền nhà thông qua phần chân hoặc phần tủ thờ.

Ban thờ đứng thường có độ cao từ nền nhà đến bề mặt ban thờ phổ biến nhất là 1,27m. Một vài trường hợp có thể cao 1,07m – 1,17m hoặc cao hơn tùy theo hiện trạng không gian đặt và theo nhân trắc học của người sử dụng. Chiều cao này thường được xem thông qua thước lỗ ban 39.

Ban thờ đứng phổ biến nhất thường có 1 cấp kết hợp với tam sơn để đặt bát hương, đôi khi có trường hợp thiết kế 2 cấp, 3 cấp để thờ nhiều hơn, có trường hợp kết hợp giữa ban thờ đứng 1 cấp và ban thờ treo ở cao hơn để thờ phật.

1.2. Ban thờ treo.

Mẫu bàn thờ treo cho chung cư

Ban thờ treo được hiểu là ban thờ được gắn trực tiếp vào tường bằng vít sắt. Thường được treo cách nền nhà khoảng 2,34m , cách trần bên trên khoảng 50-70cm. Đôi khi có những trường hợp độ cao khác, lúc đó tùy theo thực tế ta sẽ tra thước lỗ ban 39 để tìm chiều cao chuẩn lỗ ban để treo.

Ban thờ treo thường để 1 cấp, cá biệt có những trường hợp để 2 cấp để thêm phần thờ phật ở trên. Kích thước ban thờ treo thường nhỏ do cấu tạo ban thờ và kết cấu treo ban thờ vào tường không cho phép.

2. Kích thước ban thờ: 

Kích thước ban thờ treo hợp phong thủy chuẩn thước lỗ ban phổ biến

Kích thước ban thờ treo và ban thờ đứng được viết chi tiết trong 1 bài riêng, bạn có thể click vào link trên để xem chi tiết các cung số và ý nghĩa cụ thể. Trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ đưa ra khái niệm tổng quát để độc giả có chuỗi logic về tư duy.

Kich thuoc ban tho, tu tho theo phong thuy

Kích thước tủ thờ, sập thờ truyền thống hợp phòng thủy

3. Ưu nhược điểm của từng loại ban thờ:

3.1. Ưu nhược điểm của ban thờ đứng

3.1.1. Ưu điểm của ban thờ đứng.

Ban thờ đứng thường đặt trực tiếp nên nền nhà, độ cao phổ biến là 1,27m. Vì vậy, ban thờ đứng thường tạo một không gian độc lập trong không gian nội thất, đặc biệt là khi kết hợp với vách CNC hai bên. Vì thế khi sử dụng ban thờ đứng dễ tạo ra không gian trang nghiêm, tách biệt và tĩnh hơn, Việc này rất phù hợp với việc thờ cúng và hợp phong thủy.

Được đặt trực tiếp nên nền nhà, nên kết cấu tổng thể sẽ vững chắc hơn, vì thế ban thờ đứng có thiết thiết kế với những kích thước lớn và rất lớn tùy theo nhu cầu thờ cúng của gia chủ.

Độ cao ban thờ đứng phổ biến là 1,27m rất phù hợp với chiều cao trung bình của người Việt trong việc thắp hương, hành lễ, lau dọn vệ sinh ban thờ hàng ngày. Độ cao 1,27m tạo ra sự an toàn cho người sử dụng, đặc biệt là đối với người già, người cao tuổi trong gia đình. Bạn tưởng tượng xem, khi bưng một mâm cơm, trèo lên thang và đặt lên ban thờ, sẽ rất nhiều rủi ro không thể lường trước được.

3.1.2. Nhược điểm của ban thờ đứng.

Ban thờ đứng thường tạo ra một không gian riêng biệt vì vậy việc sử dụng ban thờ đứng vô tình sẽ chiếm nhiều diện tích hơn. Đối với nhà phố, biệt thự thường có một phòng thờ riêng thì không sao, nhưng đối với nhà chung cư, diện tích thường nhỏ hẹp và nằm trên 1 mặt sàn, vì vậy việc tính toán để dùng ban thờ đứng cũng rất cần phải cân nhắc, thiết kế không khéo sẽ gây sự bức bối, chật chội, dễ làm hỏng không gian tổng thể.

Ngoài ra ban thờ đứng thường có giá thành cao hơn, do tốn nhiều nguyên vật liệu sản xuất, vận chuyển lắp đặt cũng khó khăn hơn.

3.1.3 Cách khắc phục nhược điểm của ban thờ đứng.

Để khắc phục nhược điểm của ban thờ đứng tạo ra đối với căn hộ chung cư, Kiến trúc sư phải rất khéo léo để tạo ra sự hài hòa trong không gian tổng thể. Thông thường với các không gian chung cư với xu hướng ngày càng co nhỏ diện tích như hiện nay (đặc biệt là đối với các dự án của Vinhomes như Vinhomes ocean park hay Vinhomes smart city, và xu hướng thiết kế chung cư của các chủ đầu tư hiện nay) thì thiết kế ban thờ đứng cũng sẽ tối thiểu về kích thước và tối giản về hạo tiết.

Các mẫu ban thờ đứng thường thiết kế với kích thước sâu 48cm – 61cm, ngang 81cm – 88cm – 89cm – 107cm cao 127cm vẫn có tủ bàn cơm ở dưới để tối ưu không gian. Về họa tiết cũng được tiết giảm tối da nhằm tránh sự rườm rà.

Việc lắp đặt, vận chuyển cũng được tổ chức chuyên nghiệp hơn. Từ khâu đóng bọc, chống bụi, chống xước được đảm bảo tốt hơn. Việc vận chuyện được tính toán linh hoạt, với nhà có thang máy to, chứa vừa ban thờ, Vietnamarch sẽ đóng nguyên bộ tại xưởng và chuyển tới lắp đặt cho khách. Với vị trí trên cao, thang máy bé hoặc phải khênh thang bộ, Vietnamarch sẽ thiết kế kiểu module lắp ghép trực tiếp tại công trường.

3.2. Ưu nhược điểm của ban thờ treo

3.2.1. Ưu điểm của ban thờ treo.

Ban thờ treo có ưu điểm dễ nhận thấy nhất là kích thước nhỏ gọn, dễ dàng vận chuyển và lắp đặt.

Trong không gian tổng thể, ban thờ treo thường được bố trí ở vị trí cao hơn tầm mắt nhiều (thường là 2,34m tính từ nền nhà) vì vậy ban thờ treo thường được bố trí linh hoạt và dễ sắp xếp.

Vì kích thước nhỏ gọn nên giá thành của ban thờ treo cũng thấp hơn.

3.2.2. Nhược điểm của ban thờ treo.

Ban thờ treo thường được treo cao trong nhà, nên sự hiện diện về không gian thờ thường ít, vì thế việc tao ra tính tôn nghiêm thường thấp hơn ban thờ đứng.

Ban thờ treo với kết cấu gắn trực tiếp vào tường thông qua vít kim loại nên thường đòi hỏi tường gắn có kết cấu chắc khỏe, đủ để chịu lực. Một vài trường hợp gắn lên tường cũ mục có để dẫn tới đổ sập cả ban thờ sẽ gây ra tâm lý bất an cho gia chủ.

Vì kết cấu yếu nên ban thờ treo thường thiết kế với kích thước nhỏ hơn, việc này cũng hạn chế việc bố trí đồ thờ cúng của gia chủ.

Nhược điểm lớn nhất của ban thờ treo chính là đặt ở vị trí cao, nên việc có thêm 1 chiếc thang hoặc ghế cao là bắt buộc. Khi thắp hương hay sắp xếp đồ thờ, gia chủ phải đứng ở trên cao, chênh vệnh nguy hiểm, đặc biệt là đối với người già, người lớn tuổi.

3.2.3. Khắc phục nhược điểm của ban thờ treo.

Với đặc thù treo trên cao và kết cấu yếu, việc khắc phục nhược điểm rất khó khăn.

KTS Vietnamarch đã tính toán thiết kế dòng sản phẩm ban thờ treo cao cấp với thiết kế dầy dặn hơn, kết cấu chắc khỏe hơn thông thường nhằm tạo sự bền vững về mặt kết cấu.

Kết cấu chắc khỏe hơn cho phép Vietnamarch thiết kế các mẫu ban thờ treo kích thước to hơn, chiều sâu có thể lên tới 61cm và chiều ngang là 97cm – 107cm – 127cm – 153cm – 197cm tùy theo không gian thờ.

Khi sử dụng ban thờ treo, cần sắm thêm chiếc ghế chắc chắn, rộng rãi, có tay vịn càng tốt, để đảm bảo an toàn tối đa cho người sử dụng, điều này chắc chắn sẽ gây ra sự bất tiện về vị trí cất chiếc ghế này và mỗi lần thắp hương lại phải khênh ra cất vào dẫn đến tâm lý e ngại.

4. Nên sử dụng ban thờ đứng hay ban thờ treo ?

Qua những phân tích cụ thể ở trên, KTS Vietnamarch đưa ra lời khuyên với chủ nhà là nên cố gắng lựa chọn ban thờ đứng cho căn hộ của mình, việc này tuy mất nhiều chi phí ban đầu nhưng thực tế lại tiết kiệm hơn so với việc sử dụng ban thờ treo (vì thực tế bạn luôn phải dành một diện tích đất để cất chiếc ghế cao). Việc sử dụng ban thờ đứng cho căn hộ giúp người sử dụng an toàn hơn rất nhiều trong quá trình làm lễ, cũng giúp thao tác thuận tiện, dễ dàng hơn.

Hy vọng bài viết mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc đồng thời giúp gia chủ đưa ra lựa chọn sáng suốt hơn khi quyết định mua ban thờ cho căn hộ của mình.

VDF VIET NAM chuyên gia phòng thờ.

Phòng tư vấn kiến trúc phong thủy VDF – Hotline: 056.296.3333


034.9999.583