Trong thiết kế, xây dựng nhà thờ họ tổ tiên thì việc xây dựng gia phả là điều cần thiết và quan trọng, có ý nghĩa như một lời để tri ân công ơn tổ tiên họ tộc. Vậy, ý nghĩa của gia phả, nhà thờ họ là gì? Và cách lập gia phả như thế nào? Lời giải đáp sẽ được bật mí ngay dưới đây.
1. Ý nghĩa của gia phả
Gia phả là nơi để lưu giữ lại những thông tin thành viên của họ tộc từ tên, tuổi, vai trò trong dòng họ, công đức của các thế hệ tiên tổ, cha ông các thế hệ. Đây được coi là gốc rễ, cội nguồn và cũng chính là cơ sở để tiếp nối tưởng nhớ, là điểm tựa tinh thần cho thế hệ con cháu hiện tại từ những hình ảnh quá khứ.
Gia phả là di sản văn hóa quý báu, là bức tranh lịch sử văn hóa của dòng họ thông qua những biến đổi thời gian của xã hội, của lịch sử. Người xưa có câu “nhà có phả như nước có sử”, ý nghĩa của câu nói ấy nói lên bức tranh lịch sử trải qua các thời kì hào hùng trong từng trang sách như hiện hữu ra ngay trước mắt.
Không chỉ là gốc rễ, cội nguồn, gia phả là nơi đóng vai trò trong việc củng cố họ tộc, giáo huấn đạo đức con cháu. Bởi từ gia phả, từ gia tộc, tiểu chi đến đại tông, của cả dòng họ là những lời răn dạy, giáo huấn của tổ tiên nhắc nhở con cháu thế hệ mai sau. Đó chính là nét thuần phong mỹ tục, nề nếp gia phong và là truyền thống văn hóa hôm nay và mai sau. Tự chung lại, chúng mang nghĩa:
- Giá trị về lịch sử
- Giá trị về đạo đức
- Giá trị về khuyến khích học hành.
Nói về ý nghĩa to lớn hơn, vượt ra khỏi dòng họ, thì gia phả là nơi chứa đựng những chiến công điển tích của các vị anh hùng dân tộc, là nơi để kiếm tìm những nguồn thông tin bổ sung quý báu vào lịch sử quốc gia.
Với mỗi công dân Việt Nam, việc thờ phụng ông bà tổ tiên là nét văn hóa chung của dân tộc, là sợi dây kết nối huyết thống, máu mủ, ruột già. Hướng về cội nguồn là những cảm xúc linh thiêng “con người có tổ có tông – như cây có cội như sông có nguồn”, không phải tự nhiên mà những ca dao ấy cứ thế văng vẳng bên tai biết bao thế hệ ngàn đời. Đó là cảm xúc xuất phát từ tận đáy lòng để duy trì sự liên tục của gia phả họ tộc, nhà từ đường.
2. Ý nghĩa của nhà thờ họ
Văn hóa truyền thống thờ phụng, thờ cúng tổ tiên là nét rất riêng của người Việt. Các công trình nhà thờ họ từ bao đời nay được xây dựng để tưởng nhớ những bậc cha ông, tiền bối của dòng họ và cũng là để nhắc nhở, truyền lại cho các thế hệ sau phải luôn nhớ về cội nguồn, gốc rễ của tổ tiên giống như đạo lý ngàn đời “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.
Thiết kế, thi công nhà thờ họ để lưu giữ những giá trị truyền thống, giá trị tinh thần lớn lao. Không chỉ đơn giản là lưu giữ gia phả, tượng thờ, thờ cúng tổ tiên mà đây còn là nơi bảo tàng thu nhỏ bởi nó chứa đựng những giá trị lịch sử hào hùng.
Chính vì cái nôi truyền thống người Việt Nam ấy nên việc xây dựng từ đường, các công trình kiến trúc truyền thống rất được coi trọng. Nội thất bên trong nhà từ đường, nhà thờ tổ được bài trí trang nghiêm từ ban thờ, hoành phi câu đối, thượng lương, câu đầu,…
Bởi vậy, mỗi cá nhân có trách nhiệm:
- Giữ gìn và bảo vệ công trình nhà thờ họ
- Học tập và noi theo những tấm gương của thế hệ đi trước
- Phát huy những gái trị truyền thống vẻ vang của họ
3. Cách lập gia phả nhà thờ họ
3.1. Về nội dung gia phả
Để xây dựng gia phả chỉn chu và hợp quy cách. Trước tiên ta phải quan tâm đến nội dung xây dựng trong gia phả nhà thờ họ, nhà từ đường.
Gia phả cần được ghi chép một cách rõ ràng, chữ nghĩa thật chân phương, mộc mạc sao cho tên người sao lục, người biên soạn cần được ghi rõ thông tin. Kể cả những thông tin được viết vào năm nào, hay triều đại nào, căn cứ vào đâu cũng cần phải phô rõ thông tin. Nội dung của cuốn gia phả sẽ bao gồm:
– Lời nói đầu: Giới thiệu về nguồn gốc, ý nghĩa, truyền thống của dòng tộc. Bên cạnh đó là quá trình khảo cứu, sưu tầm, biên tập phả. Cách trình bày sao cho người đọc dễ hiểu và dễ tiếp thu, không cần quá cầu kì hay dùng những ngôn từ “nóng” khó hiểu.
– Chính phả: đây là phần quan trọng và cần được ghi rõ thông tin chi tiết về thân thế, sự nghiệp của các thành viên trong dòng họ. Từ thủy tổ, tiên tổ trải qua các đời, đến các thế hệ con cháu sau này và nên có sơ đồ để biểu thị. Ứng với mỗi thành viên sẽ phải ghi đầy đủ các nội dung:
+ Về bản thân:
- Tên: Bao gồm tên húy, tự, biệt hiệu, thụy hiệu và cả tên gọi thông thường hay gọi theo tập quán địa phương? Thuộc đời thứ mấy?
- Là con trai thứ mấy? Và là con của ông bà nào?
- Ngày, tháng, năm sinh (nếu có giờ sinh càng tốt)
- Ngày, tháng, năm mất? Hưởng thọ bao nhiêu tuổi?
- Mộ táng tại đâu? (nếu có thể ghi cả nguyên táng, cải táng, di táng tại đâu? Và cả tháng, năm nào?).
- Trình độ học hành, thi cử, đỗ đạt công danh gì? Lúc sinh thời giữ chức vụ gì? Và khi mất đươc truy phong chức tước gì?
- Những đức tính, gương sáng, công đức với làng xóm,…
+ Về vợ: Cần ghi rõ là vợ cả, vợ thứ,…. các mục khác thì ghi đầy đủ như trên.
+ Về con: Ghi theo thứ tự ngày tháng năm sinh. Lưu ý: nếu có nhiều vợ thì phải ghi rõ con bà nào? Con gái thì phải ghi chú kỹ: Con thứ mấy, đã lấy chồng thì ghi tên họ chồng, ngày tháng năm sinh, con ông bà nào, quê, đậu đạt, chức tước? Thông tin sinh được bao nhiêu con, trong đó mấy trai, mấy gái, tên là gì? (con gái thì cần có ghi chú, còn nếu là con trai không cần vì đã có mục riêng từng người thuộc thế hệ đời sau).
– Ngoại phả: Nơi đây ghi những thông tin về văn khấn, lễ cúng; mô tả nhà từ đường và Hội đồng gia tộc (nếu có); thông tin về khu mộ (vị trí và tên người theo như mộ bia); liệt kê danh sách những người có học vị, học hàm; biểu ghi những quan hệ cưới gả; danh sách ngày giỗ; ghi thông tin tiểu sử nhân vật tiêu biểu.
– Phụ khảo: ghi thông tin về địa chí xóm ấp, chợ búa, đình miếu, bến đò….
3.2. Về cách trình bày gia phả
Cách trình bày gia phả được chia làm 3 phần: Phả ký, phả hệ và phả đồ.
– Phả ký: Bao gồm tất cả các phần ghi chép nội dung của bản phả, bao gồm cả lời tựa, chính văn và phần viết thêm.
– Phả hệ: Đây là việc trình bày quan hệ thế thứ của thành viên trong họ tộc. Nội dung cần nói về vị trí, vai vế, tên tuổi của mỗi người. Thông thường sẽ có 3 cách trình bày phả hệ đó là viết theo chiều ngang, chiều dọc và kết hợp ngang dọc, cụ thể như sau:
+ Viết theo chiều ngang: Lần lượt viết các đời trong dòng họ, sau đời thứ nhất là đời thứ hai, thứ ba, thứ tư,…
+ Viết theo chiều dọc: Chia dọc theo từng chi, từng cành. Khi viết hết chi một thì đến chi hai, chi ba, chi bốn,…
+ Viết ngang dọc kết hợp: Đây là cách viết khá dài nhưng người xem lại dễ hiểu. Các thứ tự nội dung chính vẫn viết theo phương pháp dọc nhưng điều khác biệt là sau (hoặc trước) khi trình bày dọc. Khi trình bày tóm tắt thì theo hàng ngang, chủ yếu là viết họ tên (nếu được thì bổ sung các thông tin thiết yếu nhất của mỗi thành viên).
– Phả đồ (cây phả hệ): Đây là hình thức biểu thị phả hệ theo sơ đồ để sao cho khi nhìn vào, người xem có thể nắm bắt một cách dễ dàng về tổng thể mối quan hệ thế thứ trong dòng họ.
4. Đơn vị thiết kế, thi công nhà thờ họ chuyên nghiệp
Chúng tôi nhận tư vấn, thiết kế kiến trúc, thi công hoàn thiện công trình kiến trúc truyền thống như: nhà thờ họ, nhà thờ tổ, nhà gỗ cổ truyền, đình chùa, miếu mạo, lăng mộ, nhà từ đường,… cho tất cả khách hàng trên toàn quốc. Chúng tôi luôn hy vọng mang đến cho mọi nhà những công trình bền đẹp cùng thời gian, vững vàng và kiên cố để giúp cho gia đình bạn có một nơi thờ cúng trang trọng, uy nghiêm nhất có thể.
Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào hãy nhanh tay liên hệ với chúng tôi theo số Hotline bên dưới để được tư vấn tận tình, nhanh chóng bạn nhé! Công ty chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý khách hàng ở mọi miền đất nước.
Công ty CP ĐTTM & TRANG TRÍ NỘI THẤT VDF VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 371 thanh bình, mộ lao, hà đông
Tel: 024.3 668 456 – Hotline: 056.296.3333 (24/7)
Lịch làm việc: 8h30 – 17h30 từ T2 – T6 8h30 – 12h30 T7
Website: dothochat.com
Email: dothochat@gmail.com